TÌM HIỂU BỆNH LAO
LỊCH SỬ BỆNH LAO
Thời kỳ Hypocrate, từ thế kỷ thứ V trước công nguyên (600 –
372 TrCN) người ta đã đề cập đến bệnh lao
Năm 1882 (ngày
24/3) Robert Koch (người Đức) bằng một phương pháp nhuộm đặc biệt (nhuộm Ziehl
Neelsen) đã tìm được một loại trực khuẩn
và gọi là trực khuẩn lao, viết tắt là BK (Bacillus de Koch), thuộc nhóm
trực khuẩn kháng cồn kháng toan, là.nguyên nhân gây bệnh lao.
Chất chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn lao
(Tuberculin) được R. Kock đặt tên từ năm 1890;
1907 test trong da với tuberculin được phát triển và lấy tên
gọi của bác sỹ Mantoux để đặt tên cho kỹ thuật này;
Phản ứng Mantoux được áp dụng để chẩn đoán lao tiềm tàng
không có triệu chứng bắt đầu từ năm 1910;
1907 Calmette & Guerin đã tạo ra được một chủng vi khuẩn
lao giảm độc lực, gọi là BCG (Bacilli de Calmette- Guerin). BCG được áp dụng để
gây miễn dịch cho người lần đầu tiên vào năm 1921 tại Pháp, mục đích là đề
phòng bệnh lao.
Năm 1943: Selman Waksman phát minh Streptomycin (giải thưởng
Nobel năm 1952);
Sau đó lần lượt các thuốc khác ra đời: 1949- PAS ; 1952 -
Isoniazid ; 1954 - Pyrazinamide ; 1955 - Cycloserine; 1962 - Ethambutol và 1963
- Rifampicin.
Giáo sư John Crofton là người đi đầu trên thế giới xây dựng
nền tảng nghiên cứu lâm sàng bệnh lao và hóa trị liệu bệnh lao. Ông đã kết luận
“sự phối hợp SM, PAS và INH có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh lao”.
Gần 130 năm sau
khi Robert Kock tìm ra vi khuẩn lao, bệnh lao mới chỉ được khống chế một phần về
số người mắc nhưng lại nguy hiểm hơn vì đã xuất hiện bệnh lao đa kháng và siêu
kháng thuốc đang lan rộng
trên quy mô lớn. Cần phải có phương pháp giải quyết mới trước khi quá muộn.
Bệnh lao quay trở lại thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
trên thế giới
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,3 triệu người chết vì bệnh
lao.
Việt Nam có khoảng 18.500 người chết do lao/ năm( chết do
TNGT > 8.500 người)
Một người mắc
bệnh lao phổi nếu không điều trị, mỗi năm có thể làm lây bệnh cho ít nhất từ 10 – 15 người khác.
Vi Khuẩn Lao
Vi khuẩn lao có các đặc điểm sau:
Vi khuẩn kháng cồn, kháng a xít (AFB là viết tắt của Alcohol Fast Bacilli)
-
Ái khí hoàn toàn.
- Phát triển chậm, 20 – 24 giờ mới sinh sản 1 lần
-
Thay đổi khả năng gây bệnh dưới ảnh hưởng của
môi trường
-
Có
khả năng kháng lại các thuốc kháng lao
-
Tồn tại trong đàm hàng tháng.
-
Trong các hạt nhỏ lơ lửng trong không khí do người
bệnh ho, hắc hơi có thể tồn tại vài ngày .
-
Trong điều kiện tự nhiên có thể tồn tại 3-4
tháng.
-
Dưới ánh sáng mặt trời chết trong vòng 1,5 giờ.
-
Chiếu tia cực tím chết sau 2-3 phút.
-
Khi đun sôi chết sau 5 phút.
-
Với cồn 90 độ chết sau 3 phút.
NGUỒN TRUYỀN BỆNH
Người bệnh lao phổi hoặc lao thanh quản có ho khạc ra vi khuẩn vào môi trường không khí.
- Người bệnh lao phổi đang điều trị nhưng các
triệu chứng chưa được
cải thiện và xét nghiệm đờm soi trực tiếp dương tính.
v Người có triệu chứng nghi lao cũng
cần được coi là nguồn lây.
Số lượng vi khuẩn
phát tán khi : - Nói chuyện: 200 vi khuẩn
- Ho : 3500 vi khuẩn
- Hắt xì hơi : 4.500 - 1.000.000
VK
Nhiễm lao và mắc bệnh lao
* Nhiễm lao
+ Khi hít phải
vi khuẩn lao lần đầu chỉ bị nhiễm lao. Đa số người nhiễm lao vẫn khỏe mạnh suốt
cuộc đời.
+ Chỉ có 5 -
10% số người nhiễm lao có thể trở thành mắc bệnh lao do sức đề kháng của cơ thể
suy giảm.
- Vi
khuẩn lao có thể gây bệnh ở phổi và bất kỳ cơ quan nào
- Lao
phổi hay gặp nhất chiếm 80 - 85% các trường
hợp
- Lao
ngoài phổi chỉ chiếm 20 - 25%: Lao màng phổi (27%), lao hạch (20%), lao xương
khớp (13%), lao màng não (12%), lao màng bụng …
NHIỄM HIV VÀ BỆNH LAO KHÁNG THUỐC
Người nhiễm HIV có nguy cơ nhiễm và mắc lao cao hơn người
bình thường từ 5-10 lần
Nhiều người nhiễm HIV có mắc lao nhưng chưa được phát hiện
vẫn đến CS. HIV
Đa số bệnh nhân lao là người nghèo, 75% đang độ tuổi lao động,
trung bình mỗi người mắc bệnh lao mất 3 – 4 tháng không lao động, làm giảm đi
30% thu nhập của gia đình. Do đó, họ ngày càng nghèo hơn.
BỆNH LAO KHÁNG THUỐC
ĐỊNH NGHĨA : Là trường hợp NB lao mang vi trùng lao kháng
với một hoặc nhiều loại thuốc chống lao.
CÁC LOẠI KHÁNG THUỐC :
Kháng thuốc tiên phát.
-
Kháng thuốc mắc phải.
-
Kháng đa thuốc.
-
Siêu kháng thuốc.
NGUYÊN NHÂN : NB không tuân thủ các nguyên tắc điều trị.
-
Nhiễm vi trùng lao kháng thuốc trong cộng đồng.
-
Có tiếp xúc trực tiếp với các người bệnh lao
kháng thuốc.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO KHÁNG THUỐC :
Người mắc bệnh lao kháng thuốc: hàng ngày phải đến điều
trị tại cơ sở y tế, thời gian điều trị kéo dài 20 tháng, chịu nhiều biến cố bất
lợi của thuốc, chi phí điều trị cao, hiệu quả điều trị thấp (không quá 70%).
Người mắc bệnh lao kháng thuốc có tỷ lệ thất bại điều
trị và tử vong cao hơn.
- Lây nhiễm VK lao kháng thuốc cho cộng đồng