Thông tin mới nhất
Kỹ Năng Phòng Chống Thiên Tai,Hưởng Ứng Tuần Lễ Quốc Gia Phòng Chống Thiên Tại 2022
  • Kỹ Năng Phòng Chống Thiên Tai,Hưởng Ứng Tuần Lễ Quốc Gia Phòng Chống Thiên Tại 2022
  • Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống Lao 27/3/2021
  • TỰ HÀO NHỮNG CHIẾN SĨ ÁO TRẮNG
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 161
  • Trong tuần: 1 212
  • Tất cả: 81479
DỰ PHÒNG BỆNH LAO

DỰ PHÒNG BỆNH LAO

1. Khái niệm về bệnh lao

Bệnh lao được liệt vào danh sách nhóm bệnh nhiễm trùng mãn tính, nguyên nhân gây bệnh là do sự xuất hiện của vi khuẩn lao (Tên khoa học: Mycobacterium tuberculosis) gây ra. Vi khuẩn lao gây bệnh lao phổi, ngoài ra vi khuẩn lao còn có thể gây ra bệnh ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể như hạch, xương khớp, thận tiết niệu, màng não màng phổi.

Báo cáo của của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, năm 2017, tại Việt Nam xuất hiện 124.000 trường hợp mắc bệnh lao mới. Theo thống kê của chương trình chống lao quốc gia, hiện tại đã phát hiện được khoảng 100.000 trường hợp, còn lại hơn 20.000 trường hợp chưa được phát hiện trên toàn quốc. Số lượng người tử vong do mắc bệnh lao tại Việt Nam năm 2017 ước tính khoảng 12.000 người, con số này cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông cùng kỳ.

2 Các cách phòng ngừa bệnh lao

-         Phát hiện sớm bệnh lao

-         Chế độ dinh dưỡng phù hợp

-         Điều trị khỏi bằng phác đồ hóa trị liệu ngắn ngày, Có giám sát trực tiếp của CBYT Là cách phòng bệnh tốt nhất cho mọi người.

-         Tiêm BCG cho trẻ em 

-         Cho trẻ em < 5 tuổi có tiếp xúc với người bệnh lao, hiện không mắc bệnh lao uống INH trong 6 tháng

-         Phát hiện bệnh lao sớm;

-         Điều trị kịp thời, đúng phác đồ, đúng liều, đủ thời gian; đều đặn hàng ngày.

-         Khuyến khích người bệnh mang khẩu trang, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

-         Người bệnh lao hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mọi người, đặc biệt là trẻ em.

-         Xử lý cẩn thận chất thải sinh hoạt của người bệnh lao phổi bằng cách đốt.

-         Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh nhà ở của người bệnh lao phổi, không khạc nhổ bừa bãi.

-         Không tự mua thuốc điều trị bệnh lao khi chưa được chẩn đoán xác định mắc bệnh lao.

3.LƯA Ý CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH LAO

Suy dinh dưỡng, suy kiệt.

Mắc các bệnh mạn tính như: tiểu đường, viêm loét dạ dày, dùng  các thuốc giảm miễn dịch, nhiễm HIV,…

Môi trường kém vệ sinh, nhà ở hoặc nơi làm việc chật chội, thiếu ánh sáng, không thông thoáng (cô đơn không nơi nương tựa, tù nhân, học viên ở các trại giáo dưỡng, phạm nhân, công nhân khu công nghiệp,…).

Đặc biệt, những người có tiền sử mắc lao và trẻ em thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây.

 


Thời gian làm việc:                                                                  2019 © Bản quyền thuộc Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi tỉnh Tây Ninh
Khám bệnh ngoại trú:                                                                      Địa chỉ: Bình Long, Thái Bình, Châu Thành, Tây Ninh
   Sáng: 07 giờ đến 11 giờ                                                            Điện thoại:  (0276) 3826 580 -  Fax: (0276) 3826 580
   Chiều: 13 giờ 30 đến 16 giờ 30                                                                     Email: bvlaobenhphoitn@gmail.com
(Từ thứ 2 đến thứ 6, trừ ngày lễ, tết)                                                              Website:http://bvlbptn.ytetayninh.vn
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú: 24h/24h                                        
(Tất cả các ngày kể cả ngày lễ, tết, thứ 7 và chủ nhật)